Translate

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Nén Hương Yêu (truyện ngắn)




- Tối nay đi câu cá không mày?

- Ừ, đi.

- Vậy sửa soạn cần câu đi, tối tao về tụi mình đi.

Tối đến, tôi và anh Khang nhét cần câu và đồ nghề câu cá vô xe rồi lái ra biển. Xe chạy trên đường cao tốc 22 nhắm hướng Long Beach. Khang bấm máy hát, giọng ca sĩ Tuấn Vũ vang lên với bài hát "Nỗi Buồn Sa Mạc". Thời đầu thập niên 1990, Tuấn Vũ là một trong những ca sĩ ăn khách nhất trong cộng đồng người Việt hải ngoại. 

Tới Long Beach, chúng tôi đậu xe rồi vác cần câu đi bộ ra pier. Pier là một dạng cầu lửng chạy từ bờ biển ra chỗ nước sâu, dài chừng vài trăm mét, cao hơn mặt biển chừng chục mét, dành cho người đi bộ ngắm biển, hóng gió và câu cá. Ở các bãi biển có đông người đi dạo thường có những cái pier này. Mùa hè ở California, ban ngày nóng nhưng đêm lại mát. Gió biển thổi lồng lộng. Móc mồi và thả câu xong, tôi đứng nhìn ra biển tối mịt mùng, sâu thẳm. Trong tiếng sóng biển rì rầm, tôi hồi tưởng lại chuyến vượt biển đầy sóng gió của mình. 

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

Ukraine-Nga: cuộc chiến giữa dân chủ và độc tài

Đầu năm 2022, khi quân Nga rầm rộ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, Kharkiv là một trong những thành phố đầu tiên bị tấn công. Nằm ở vùng đông bắc, là thành phố lớn thứ nhì sau thủ đô Kyiv, Kharkiv chỉ cách biên giới Nga có 40 km. Thành phố này có đa số dân là người gốc Nga. Nhiều người có bà con họ hàng sinh sống ở Nga, thường qua lại thăm viếng nhau. Năm 2014 khi dân hai tỉnh lân cận là Luhansk và Donetsk, cũng đa số là gốc Nga, nổi dậy đòi ly khai khỏi Ukraine thì dân thành phố Kharkiv cũng rục rịch nổi dậy. Chính quyền Ukraine phải đưa quân đội đến trấn áp. Vì vậy khi quân Nga tấn công Kharkiv, ai cũng nghĩ rằng nó sẽ nhanh chóng rơi vào tay Nga.

Trái với dự đoán, dân quân Kharkiv đã kiên cường chống trả. Quân Nga tiến sát thành phố và pháo kích nặng nề nhưng thành phố vẫn đứng vững. Rốt cuộc quân Nga bị đẩy lùi ra xa. Không những vậy, hồi tháng Chín vừa qua quân Ukraine bất ngờ mở một cuộc phản công chiếm lại toàn bộ tỉnh Kharkiv, khiến lính Nga phải tháo chạy về qua bên kia biên giới, bỏ lại rất nhiều khí tài. 

Điều gì đã khiến dân Kharkiv, từ một tỉnh có nguy cơ ly khai khỏi Ukraine, nhất quyết không chịu chào đón quân Nga vào “giải phóng” như nhiều người lầm tưởng?

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ… đây là con đường giải phóng chúng ta!

 Paris, thủ đô của nước Pháp, vào một đêm mùa hè có một người thanh niên ngồi trong căn gác trọ. Trên tay anh ta cầm một tờ báo đọc say mê. Sau khi đọc xong tờ báo, khuôn mặt anh ra rạng rỡ. Anh ta nói to một mình, như thể đang đứng trước đám đông quần chúng: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”


Người thanh niên đó là Nguyễn Ái Quốc, sau này được biết dưới một tên khác là Hồ Chí Minh. Tờ báo anh ta đọc là bản luận cương của Vladimir Lenin có tựa đề “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” được đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanite) của Đảng Xã hội Pháp ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1920. 


Nguễn Ái Quốc, Joseph Stalin & Hitler

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

Nhân chuyện ca sĩ Sơn Tùng, nói về quyền tự do sáng tác

Mấy ngày nay, có lẽ một trong những tin tức đáng chú ý nhất trong nước là vụ ca sĩ Sơn Tùng bị buộc phải gỡ bỏ video ca nhạc “There’s No One At All”  (dịch: Không Một Ai) trên Youtube và bị phạt 70 triệu đồng. Lý do được Cục Nghệ thuật Biểu diễn đưa ra là video này "sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội".

Bản nhạc bằng tiếng Anh không rõ có phải do chính Sơn Tùng sáng tác không.  Video mở đầu với cảnh một thanh niên ngồi trên chiếc xe tải rác, anh ta mở một máy ghi âm cũ ghi lại lời nhắn của mẹ anh ta (tiếng Anh): “Con yêu, mẹ sẽ trở lại với con. Mẹ yêu con.” Rồi cảnh hồi ức lúc anh ta bị bỏ lại trước cửa nhà thờ lúc còn nằm trong nôi. Lớn lên trong cảnh mồ côi, anh ta trở thành một thanh niên quậy phá, bất cần đời, bị ức hiếp, đánh đập. Anh ta cảm thấy cô đơn, không một ai để nương tựa. Cảnh cuối cùng, ai ta đứng trên tòa nhà cao, nước mắt tuôn rơi, và gieo mình vào không gian. 

Chính cái cảnh gieo mình xuống này đã gây sóng gió trên mạng. Nhiều người cho rằng video này cổ vũ cho việc tự tử. Với nạn tự tử trong giới trẻ ngày nay đang gia tăng thì video này sẽ có tác dụng xấu. 

Cảnh cuối trong video "There's No One At All" của Sơn Tùng

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

Câu chuyện ngày 30 tháng 4: Ai là kẻ thù?

Sách Cổ Học Tinh Hoa có câu chuyện sau:

[Trích dẫn]

Tựa: Quý Lời Nói Phải

Vua nước Tấn đi chơi thuyền. Các quan đi hầu đông đủ cả.

Vua hỏi: -Loan Doanh ta đã cấm cố một nơi, con là Loan Phường trốn chạy ra ngoại quốc. Có ai biết Loan Phường bây giờ ở đâu không?

Các quan yên lặng, không ai nói gì cả.

Người lái thuyền tên là Thanh Quyên buông tay chèo đứng dậy thưa rằng: -Nhà vua hỏi Loan Phường làm gì?

Vua nói: -Từ khi ta đánh được họ Loan đến nay, nghe họ Loan người già chưa chết hết, người trẻ đã lớn lên. Ta lo họ phục thù, cho nên ta mới hỏi. 

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

Bằng cách nào Ukraine chống lại được cuộc xâm lăng của Nga?

Trước khi quân đội Nga nổ phát súng đầu tiên để xâm lăng Ukraine vào ngày 24 tháng Hai 2022, truyền thông quốc tế đã bàn tán về đề tài này trong suốt mấy tháng trời. Người thì cho rằng Nga chỉ dàn quân để dọa suông, người thì cho rằng Nga sẽ đánh thật. Tuy nhiên có một điều mà có vẻ như ai cũng đồng ý với nhau là: trước một đối thủ mạnh hơn gấp 5-10 lần, Ukraine khó chống đỡ được cuộc xâm lăng. Có người cho rằng Ukraine chỉ cầm cự được chừng vài tháng, người thì vài tuần. Hy vọng lớn nhất của Ukraine là có đủ thì giờ để thương lượng hòa bình.

Thế rồi cuộc tấn công bắt đầu. Trên trời, phi cơ chiến đấu và trực thăng bay vần vũ, dưới đất, hàng chục ngàn chiến xa ầm ầm lăn bánh, thế tiến công như nước lũ tràn bờ. Quân Nga đánh theo ba hướng: phía bắc từ biên giới Ukraine-Belarus (Belarus cho Nga mượn đường) tiến về thủ đô Kyiv, phía đông từ biên giới Ukraine-Nga nhắm thành phố Kharkiv và vùng Donbas, phía nam từ bán đảo Crimea và biển Hắc Hải nhắm vùng duyên hải. Trong mấy ngày đầu, quân Nga chiếm được nhiều thị trấn và làng mạc, rồi nhắm vào các thành phố lớn. Chiến sự xảy ra ác liệt ở khắp nơi, nhà cửa tan hoang, người chết đầy đường, dân chúng đổ xô nhau đi lánh nạn, chính quyền Ukraine tưởng chừng sắp sụp đổ.

Sau những ngày khói lửa, hoảng loạn đầu tiên trôi qua, một bức tranh toàn cục dần dần hiện ra, và nó không giống như những gì người ta tiên đoán ban đầu.


Xe tăng Nga bị phá hủy tại Luhansk, ngày 28 tháng Hai 2022

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022

Những sai lầm chiến lược quân đội Nga đã mắc phải khi xâm lăng Ukraine

Mấy tháng trước khi tổng thống Vladimir Putin của Nga phát lệnh xâm lăng Ukraine, truyền thông thế giới đã đồn đoán, bàn tán về cuộc tấn công này. Họ đưa ra những so sánh về tương quan lực lượng giữa hai bên (xem hình 1). Hầu hết đều đồng quan điểm: Ukraine khó đứng vững trong cuộc tấn công, họ chỉ có thể hy vọng cầm cự được một thời gian và phải thương lượng hòa bình. 


Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Vì Sao Nga Xâm Lăng Ukraine?

Rạng sáng ngày 24 tháng Hai năm 2022, hàng ngàn chiến xa Nga ồ ạt tràn qua biên giới tấn công vào Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga bắt đầu một "Chiến Dịch Đặc Biệt" để "giải giáp quân đội Ukraine" và "tảo thanh các thành phần quá khích Tân Quốc Xã". Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc xâm lăng này? Để tìm hiểu, ta hãy lùi lại hơn một thế kỷ xem lại lịch sử của Ukraine.

Liên Bang Xô Viết

Thế kỷ 17-18, Ukraine là phần đất bị chia cắt giữa đế quốc Nga, đế quốc Ottoman và vương quốc Ba Lan. Đầu thế kỷ 20, khi chế độ Sa Hoàng của Nga sụp đổ và cuộc cách mạng Bolshevik nổ ra, nhiều phe nhóm người Ukraine với nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau đã nổi lên tranh giành ảnh hưởng. Trong số các phe này có phe  Bolshevik chủ trương theo Nga, phe chủ nghĩa quốc gia chủ trương thành lập một nước Ukraine độc lập, phe thân Ba Lan, phe chủ trương vô chính phủ, và nhiều phe khác. Đây là một trong những thời kỳ loạn lạc và đẫm máu nhất của Ukraine. Cuối cùng phe Bolshevik thắng thế, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết Ukraine được thành lập, cùng với Nga, Belarus và một số quốc gia Trung Á khác hợp thành Liên Bang Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô). Về sau Liên Xô sáp nhập thêm một số quốc gia nữa, có tổng cộng 15 nước nằm trong liên bang này. Trong Liên Bang Xô Viết, Ukraine là nước có diện tích và dân số lớn thứ nhì, chỉ sau Nga. Những người theo chủ nghĩa quốc gia Ukraine phần lớn bị bỏ tù, lưu đày hoặc xử tử. 


Bản đồ Ukraine với vùng ly khai năm 2014